Xuất khẩu lao động NewZealand với những ngành nghề gì?

Xuất khẩu lao động NewZealand với những ngành nghề gì?

Xuất khẩu lao động New Zealand hiện nay được xem là thị trường cao cấp đáng hướng tới của những người muốn lao động tại nước ngoài. Hôm nay CR-Group chúng tôi sẽ cùng các bạn tìm hiểu mọi thông tin liên quan tới thị trường này nhé.

Thị trường xuất khẩu lao động NewZealand

Thị trường xuất khẩu lao động New Zealand trong những năm qua:

Ngày 30/7/2012, Việt Nam chính thức ký kết chương trình lao động kỳ nghỉ với New Zealand viết tắt là WHS. Chương trình này cấp visa lao động theo diện du lịch kết hợp làm thêm tại New Zealand trong vòng 1 năm.Tuy nhiên số lượng tuyển dụng chỉ có 100 người/năm.

Lao động phải tự tìm kiếm việc làm hoặc thông qua giới thiệu của các công ty tư vấn xuất khẩu lao động.

Tuy nhiên chương trình này không phù hợp với đại đa số người Việt bởi yêu cầu cao về bằng cấp và trình độ ngoại ngữ. Sau 5 tháng ký kết chương trình này vẫn chưa có lao động xuất cảnh.

Từ nay đến năm 2021, chính phủ New Zealand đang thực hiện thay đổi về cách sử dụng lao động tuyển dụng một số người di cư cho công việc tạm thời ở New Zealand.

Tính tới thời điểm hiện tại lao động xuất khẩu sang New Zealand không nhiều, và cũng ít công ty XKLĐ được phép tuyển dụng xuất khẩu lao động đi New Zealand.

Xem thêm:

  • Những điều kiện tham gia xuất khẩu lao động New Zealand
  • Ưu và nhược điểm khi tham gia xklđ NewZealand
  • Tại sao New Zealand là xứ sở của những nàng bò sữa?

Những ngành nghề xuất khẩu lao động NewZealand

Xuất khẩu lao động New Zealand tuyển ngành nghề nào?

Lao động tại New Zealand theo chương trình WHS sẽ làm các công việc thời vụ như hái hoa quả, làm nông trại, làm đầu bếp, phục vụ trong nhà hàng, khách sạn…

Tham khảo danh sách ngành nghề thiếu hụt nhân lực được liệt vào nhóm ISSL (Immediate Skill) sẽ được ưu tiên việc làm tại đất nước New Zealand, bao gồm:

  • Nghề nuôi ong;
  • Nghề trồng cây;
  • Nông dân chăn bò thịt (Quản lý nông trại);
  • Nông dân chăn bò sữa (Quản lý nông trại);
  • Nông dân chăn bò sữa (Trợ lý Quản lý nông trại);
  • Nông dân chăn bò thịt (Quản lý bầy đàn);
  • Nông dân chăn bò sữa (Quản lý bầy đàn);
  • Nông dân chăn bò thịt (Trợ lý Quản lý đàn);
  • Nông dân chăn bò sữa (Trợ lý Quản lý đàn);
  • Chế biến thịt gia cầm;
  • Nông dân trang trại lợn (Quản lý trang trại);
  • Nông dân trang trại lợn (Quản lý bầy đàn);
  • Nông dân trang trại lợn (Quản lý bộ phận/đơn vị);
  • Sản xuất rượu (Nghề trồng nho/vị trí chuyên gia – không bao gồm hái nho);
  • Xây dựng (Thanh tra/Giám sát thi công);
  • Quản lý Dự án Xây dựng (Đốc công) (Cầu đường và cơ sở hạ tầng);
  • Kỹ thuật viên Giám sát (Kỹ thuật Khoa học Không gian/Thủy văn);
  • Kỹ thuật viên Giám sát (Kỹ thuật Khoa học Không gian/Khảo sát địa chất)
  • Nghiên cứu sinh bậc sau Tiến sĩ;
  • Giảng viên Đại học;
  • Chuyên viên thiết kế Kỹ thuật Dân sự;
  • Chuyên viên thiết kế Kỹ thuật Điện tử;
  • Chuyên viên thiết kế Kỹ thuật Cơ khí;
  • Kỹ thuật viên Cơ khí;
  • Thợ cơ khí ( hàn xì, tiện cnc…);
  • Chuyên viên Y tế (tự do);
  • Chuyên viên điều hành nhà máy hóa chất;
  • Chuyên viên điều hành xăng dầu;
  • Nhà địa chất;
  • Huấn luyện viên ngựa;
  • Thợ bánh;
  • Công nhân thiết bị điện;
  • Thợ máy ô tô;;
  • Công nhân đúc kim loại
  • Thợ máy kim loại;
  • Kỹ thuật viên đồ nhựa;
  • Thợ bọc nội thất.

Tùy theo mỗi ngành nghề sẽ có yêu cầu giấy chứng nhận nghề, bằng cấp, kinh nghiệm khác nhau.

Hy vọng với các ngành nghề mà chúng tôi nêu trên sẽ có 1 ngành nghề  phù hợp để bạn chọn lựa đi xklđ NewZealand. Nếu chọn được ngành nghề rồi thì hãy liên hệ ngay với công ty CR-Group để chúng tôi có thể được tư vấn và giải đáp mọi thắc mắc của bạn.

Tìm hiểu thêm:

  • Úc và NewZealand nên định cư nước nào?
  • Chương trình xuất khẩu lao động ÚC
  • Chương trình xuất khẩu lao động các nước Châu Âu

Bài viết liên quan