Thông tin về nền kinh tế Đan Mạch

 

Đan Mạch là nước có công nghiệp phát triển, có nền kinh tế thị trường tư bản hỗn hợp, cạnh tranh cao với chế độ phúc lợi lớn. Nền kinh tế Đan Mạch là một trong 10 nước có nền kinh tế hiệu quả nhất thế giới với mức thu nhập bình quân đầu người thuộc diện cao nhất thế giới:

 

Tổng quan về nền kinh tế Đan Mạch

Tổng quan nền kinh tế Đan Mạch:

Đan Mạch là nước rất nghèo về khoáng sản. Tài nguyên chủ yếu của Đan Mạch là biển,đồng ruộng, đất sét đá vôi. Nhưng người Đan Mạch rất biết sử dụng những thế mạnh của mình để trở thành một trong những quốc gia giàu có nhất thế giới với mức công nghiệp hóa cao, nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào ngoại thương;

 Đan Mạch là thành viên của các nước thuộc Khối Liên Minh Châu Âu, Liên hiệp quốc, NATO, Hội đồng Bắc Âu (Nordic Council) và OEC;

Hệ thống phúc lợi xã hội tại đây rất phát triển, cơ sở hạ tầng rất tốt, chính phủ đặc biệt chú trọng tới các lĩnh vực y tế và giáo dục;

Do nghèo tài nguyên và thiếu nguyên liệu nên người Đan Mạch họ phải học cách sử dụng nguyên liệu một cách tiết kiệm và hiệu quả nhất như ứng dụng năng lượng gió và các năng lượng tái tạo;

 Bên cạnh đó, Đan Mạch cũng phụ thuộc lớn vào các hoạt động ngoại thương, thương mại, đặc biệt trong lĩnh vực xuất khẩu lương thực và năng lượng;

Tuy nhiên kinh tế Đan Mạch mở nhưng vẫn tiếp tục chịu tác động từ khủng hoảng tài chính, khủng hoảng nợ công kéo dài và suy giảm kinh tế ở các nước thuộc liên minh Châu Âu nói chung và đồng euro nói riêng.;

Nền kinh tế của Đan Mạch bắt đầu chậm tăng trưởng từ năm 2007 khi cơn sốt nhà đất kết thúc. Và hồi phục trong thời gian ngắn năm 2010 và tới nay vẫn đang tiếp tục đi xuống. Nợ trong dân vẫn còn tương đối cao hơn 275% tổng thu nhập trong nửa đầu năm 2013. Đan Mạch đã hồi phục một khiêm tốn trong năm 2010, một phần là do tăng chi tiêu của chính phủ; Tuy nhiên, đất nước đã trải qua một cuộc suy thoái kỹ thuật vào cuối năm 2010, đầu năm 2011 và đã được làm chậm để thoát ra khỏi nó trong 2012-2014. Nhờ chính sách kích thích kinh tế và tăng xuất khẩu sang các thị trường chủ chốt ở Châu Âu (Đức, Pháp, Anh, Thụy Điển…) nên từ cuối năm 2010, kinh tế Đan Mạch từng bước có dấu hiệu phục hồi một cách khiêm tốn nhờ gia tăng tiêu dùng của Chính phủ.

 Với các biện pháp mạnh mẽ, GDP năm 2011 cũng chỉ tăng 1% (so với 2% của năm 2010), chưa giảm được thâm hụt ngân sách lớn (bằng 4% GDP), thất nghiệp còn cao (6,2% năm 2011), khả năng cạnh tranh của nền kinh tế giảm;

Tỷ lệ thất nghiệp vốn rất thấp của Đan Mạch có chiều hướng tăng mạnh dưới ảnh hưởng của khủng hoảng và chiếm khoảng 6% trong năm 2010-2014, bằng khoảng 2/3 tỷ lệ thất nghiệp trung bình trong EU. Trong năm 2013, Đan Mạch đã nỗ lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua một loạt các biện pháp như đưa ra gói kích cầu nhằm tăng thêm việc làm; kích cầu tiêu dùng, mở rộng thương mại và đầu tư tại châu Á để tìm kiếm thêm thị trường.

 

Xem thêm:

 

Các ngành kinh tế mũi nhọn tại Đan Mạch

Các ngành kinh tế mũi nhọn Các ngành kinh tế thế mạnh của Đan Mạch gồm:

 Vận tải biển, cơ khí đóng tàu, xây dựng cảng biển, chế tạo thiết bị năng lượng, xi măng, công nghiệp dược, chế biến thủy sản và thực phẩm, sản xuất và sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, năng lượng gió và năng lượng tái tạo, môi trường và công nghệ xanh – sạch, thiết kế công nghiệp và hàng tiêu dùng.

– Nông nghiệp : Lúa mạch, bột mỳ, khoai tây, củ cải đường, thịt lợn, sản phẩm hàng ngày, cá Đan Mạch là một trong những nước có nền kinh tế nông nghiệp và chăn nuôi phát triển rất cao, với trình độ công nghệ cơ giới hóa cao, từ lâu nổi tiếng thế giới trong sản xuất, chế biến lương thực, thực phẩm và đồ uống.

 – Công nghiệp: Sắt, thép, hóa chất sắt hóa chất, chế biến thực phẩm, máy móc và thiết bị giao thông, hàng dệt may và quần áo, hàng điện tử, xây dựng, đồ gỗ và đồ nội thất, nghề đóng tàu, đồ tân trang, tubin chạy bằng sức gió, dược phẩm, thiết bị y tế .

 + Công nghiệp chế biến thực phẩm : Là ngành truyền thống, có trình độ kỹ thuật cao là nước cung cấp chính trên thế giới về thịt, đặc biệt là dăm bông, bơ, phomát, đồ uống (bia Carlsberg, Tuborg).

+ Công nghiệp sản xuất xi măng : Nhờ nguồn đất sét và đá vôi khá dồi dào, kỹ thuật sản xuất bằng phương pháp khô, sản phẩm của Đan Mạch nổi tiếng thế giới. Đan Mạch đã bán trên 1000 nhà máy xi măng cho các nước.

 + Công nghiệp cơ khí, đóng tàu : Có truyền thống hàng thế kỷ nay, có thể đóng các tàu chở dầu 500.000 tấn, sản phẩm nổi tiếng là động cơ diesel thủy. 1/3 số động cơ diesel thủy trên thế giới hiện nay là do Đan Mạch sản xuất hoặc được sản xuất theo giấy phép của Đan Mạch

. + Năng lượng : Có dầu mỏ và khí đốt nhưng trữ lượng ít. Đan Mạch là nước đứng đầu thế giới về xuất khẩu turbine chạy bằng sức gió. Ban Quan hệ Quốc tế Hồ sơ thị trường Đan Mạch Cập nhật ngày 15/4/2015 Trang 8 Nét nổi bật về nền công nghiệp Đan Mạch là cơ cấu và quy mô công ty, chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. 75% doanh nghiệp có dưới 50 nhân viên, 1% có từ 500 nhân viên trở lên, và 5% có từ 200 nhân viên trở lên. Lớn nhất trong lĩnh vực sản xuất thực phẩm, đồ uống, thuốc lá là công ty sản xuất thịt Danish Crown (19.000 người) và công ty sữa Arla (10.000 người).

 

Xem thêm:

Chia sẻ

CÔNG TY THÀNH VIÊN
© CRGROUP.VN ALL RIGHTS RESERVED