Xin thường trú Ba Lan có thủ tục và lệ phí như thế nào?

 

Thẻ tạm trú (Temporary residence permit hay TR) là 1 trong những thủ tục cư trú tại của lao động quốc tế khi sang đây làm việc.Được ban hành trong 1 khoảng thời gian không xác định. Thẻ cư trú có hiệu lực trong vòng 10 năm, và sẽ được cấp lại sau mỗi 10 năm. Vậy thủ tục và thời gian xin cấp thường trú Ba Lan như thế nào?

 

Xin thường trú Ba Lan có thủ tục như thế nào?

Thủ tục xin PR tại Ba Lan:

Thủ tục hợp pháp hóa lưu trú theo PR sẽ được thực hiện tại Văn phòng có thẩm quyền dành cho người nước ngoài (Vovoide) tại nơi cư trú ở Ba Lan của bạn.

Bạn nên nộp đơn xin PR trong thời gian lưu trú hợp pháp tại Ba Lan.

Những giấy tờ cơ bản cần nộp để xin PR tại Ba Lan bao gồm:

  • Đơn xin PR;
  • 4 hình chụp;
  • Hộ chiếu hợp pháp;
  • Các giấy tờ cần thiết để xác nhận thông tin điền trong đơn;
  • Giấy xác nhận đã đóng lệ phí xét duyệt PR.

Ngoài ra, tùy từng trường hợp cấp PR mà sẽ có thêm các giấy tờ bổ sung khác.

Những người được cấp thường trú Ba Lan sẽ  được yêu cầu lấy dấu vân tay và dấu vân tay này sẽ được lưu vào thẻ PR.

Nếu bạn nộp đơn xin PR trong thời gian lưu trú hợp pháp tại Ba Lan, Voivode sẽ đóng dấu vào hộ chiếu của bạn để xác nhận việc nộp đơn xin PR. Trong thời gian này, việc sống tại Ba Lan theo con dấu đóng trong hộ chiếu là hoàn toàn hợp pháp (ngay cả khi thị thực hoặc TR của bạn hết hạn) cho đến ngày bạn được ban hành quyết định về PR.

Lưu ý:

Trong thời gian chờ quyết định cấp PR, bạn không thể đến các quốc gia khác trong cùng khối Schengen. Bạn có thể ra khỏi Ba Lan và quay về quốc gia của mình, nhưng sẽ không thể nhập cảnh vào Ba Lan nữa (để nhập cảnh vào Ba Lan, cần có thị thực hoặc thẻ cư trú hợp lệ).

Sau khi được cấp PR tại Ba Lan, bạn không được phép làm việc ở bất kỳ quốc gia nào khác trong khối Schengen. Ngoài ra, căn cứ theo PR được cấp ở nước Ba Lan, bạn có thể đi du lịch đến các quốc gia khác trong khu vực Schengen tối đa 90 ngày. Để đến các quốc gia trong khu vực Schengen, bạn cần mang theo hộ chiếu, PR và bảo hiểm y tế bao gồm các chi phí điều trị y tế tại các quốc gia trong khối Schengen.

 

Xem thêm:

 

Thời hạn và thời gian xét duyệt PR

Thời hạn của PR:

PR có giá trị trong thời hạn không xác định, mặc dù thẻ PR phải được cấp mới sau mỗi 10 năm. Đơn xin PR tiếp theo phải được nộp không quá hơn 30 ngày trước khi hết hạn thẻ PR hiện tại.

Người được cấp PR tại Ba Lan sẽ không được phép làm việc tại bất kì quốc gia nào khác. Đồng thời, khi có PR tại Ba Lan, các bạn có thể đi du lịch đến các quốc gia khác trong cùng khối Schengen tối đa 90 ngày.

Thời gian xét duyệt PR:

Việc xét duyệt PR sẽ diễn ra trong vòng 1 tháng.

Nếu Văn phòng Voivodeship không xét duyệt PR theo thời gian quy định trên, bạn sẽ được thông báo rõ lý do trì hoãn và thời gian cụ thể cho trường hợp xét duyệt PR của bạn.

Thủ tục kháng cáo:

Nếu bạn không hài lòng với quyết định của Voivode, bạn có thể kháng cáo lên Chánh Văn phòng dành cho người nước ngoài (UdsC) tại Warsaw, thông qua Voivode, cơ quan đã ra quyết định về PR của bạn. Kháng cáo bằng văn bản phải được nộp trong vòng 14 ngày kể từ ngày nhận được quyết định.

Bạn có thể nộp đơn kháng cáo về quyết định của Trưởng Văn phòng dành cho người nước ngoài tại tòa án hành chính trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định.

Lưu ý quan trọng: Nộp đơn kháng cáo tại tòa án hành chính không hợp pháp hóa thời gian lưu trú. Điều này có nghĩa là trừ khi bạn có giấy tờ hợp pháp khác cho phép bạn ở lại Ba Lan, còn không thì bạn phải rời khỏi Ba Lan.

Lệ phí:

Lệ phí để nộp xét PR là 640 PLN. Số tiền này sẽ được hoàn trả trong trường hợp PR bị từ chối, theo yêu cầu bằng văn bản của người nộp đơn. Nếu PR được chấp thuận, bạn sẽ trả thêm 50 PLN để cấp thẻ cư trú.

Những khoản lệ phí này có thể được thanh toán tại quầy tiền mặt của Văn phòng Voivodeship nơi xét PR, hoặc bằng cách chuyển khoản vào tài khoản của Văn phòng Thành phố.

PR trong thời gian lưu trú hợp pháp tại Ba Lan, Voivode sẽ đóng dấu vào hộ chiếu của bạn để xác nhận việc nộp đơn xin PR. Trong thời gian này, việc sống và lao động tại Ba Lan theo con dấu đóng trong hộ chiếu là hoàn toàn hợp pháp (ngay cả khi thị thực hoặc TR của bạn hết hạn) cho đến ngày bạn được ban hành quyết định về PR.

 

Xem thêm:

Chia sẻ

CÔNG TY THÀNH VIÊN
© CRGROUP.VN ALL RIGHTS RESERVED