Những ngành nghề phổ biến để XKLĐ Balan.
Tuy nhiên, do tình trạng già hóa dân số nên rất nhiều doanh nghiệp, chủ đầu tư ở Ba Lan cần thuê nhân lực lao động từ các nước khác. Điều này đã tạo ra cơ hội cho nhiều lao động có cơ hội làm việc ở môi trường chuyên nghiệp với mức lương cao. Những đơn hàng xuất khẩu lao động Ba Lan tuyển rất nhiều ngành nghề với số lượng lớn giúp lao động Việt dễ dàng lựa chọn được công việc phù hợp với trình độ của mình. Bài viết này sẽ giúp lao động dễ dàng lựa chọn được công việc phù hợp với mong muốn và trình độ của bản thân.
NHỮNG NGÀNH NGHỀ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG BA LAN ĐANG ĐƯỢC NHIỀU NGƯỜI LAO ĐỘNG LỰA CHỌN
1 Hàn xì:
Lĩnh vực của ngành công nghiệp mà đất nước nào cũng cần đến, đặc biệt các nước có nguồn tài nguyên dồi dào như Ba Lan. Bên cạnh đó, lao động có tay nghề trong lĩnh vực hàn xì ở những đất nước này lại rất khan hiếm. Vì vậy, những đơn hàng tuyển dụng thợ hàn không kinh nghiệm và có kinh nghiệm thường xuyên tuyển dụng với số lượng lớn. Đi lao động ngành nghề này là cơ hội đối với cả những lao động không có tay nghề bởi công ty có tổ chức dạy nghề ngắn hạn với chi phí rẻ để lao động có đủ trình độ tham gia thi tuyển;
Đặc biệt, thợ hàn có tay nghề cao 5,6 G rất được trọng dụng, cơ hội trúng tuyển rất cao và có mức thu nhập cao hơn;
Mức lương đối với ngành nghề hàn xì khi đi xuất khẩu lao động châu Âu thường dao động từ: 1000 đến 2000 USD, thậm chí có nếu có kinh nghiệm và tay nghề, mức lương có thể lên đến 35 triệu VNĐ.
2 Chế biến thực phẩm:
Nấu ăn, chế biến thực phẩm cũng là một ngành hàng dự đoán sẽ tuyển dụng nhiều trong tương lai ở các nước châu Âu;
Ngành hàng này cần nhiều lao động phổ thông đơn giản, không yêu cầu quá cao về tay nghề, trình độ, kinh nghiệm. Vì thế, những đơn hàng xuất khẩu lao động châu Âu ngành hàng này thường có rất nhiều lao động ứng tuyển;
Mức lương ngành nghề này tuy thường không cao bằng ngành nghề hàn xì nhưng bù lại công việc nhẹ nhàng hơn, môi trường làm việc trong nhà máy và điều kiện trúng tuyển cũng có phần dễ dàng hơn.
3 Công nhân xây dựng:
Thợ nề (phu hồ), thợ xây là những lĩnh vực đang cần nhiều lao động tại các nước châu Âu. Các công trình lớn, những khu đô thị, trung tâm thương mại không ngừng được xây dựng nên cần một số lượng lao động lớn để thực hiện. Ở Việt Nam, số lượng thợ xây, công nhân công trình cũng nhiều nhưng mức lương hơi thấp, công việc có chút vất vả. Vì thế, những đơn hàng tuyển dụng công nhân xây dựng thường được nhiều người quan tâm ứng tuyển.;
Mức lương trung bình công nhân xây dựng nhận được khi đi xuất khẩu lao động Ba Lan khoảng từ 900-1000 USD.
Xem thêm:
- Xin thường trú Ba Lan có thủ tục và lệ phí như thế nào?
- Chi phí để đi xuất khẩu lao động Ba Lan
- 8 Điều thú vị khi lao động tại Balan
4 Ngành mộc:
Đất nước có nguồn tài nguyên rừng dồi dào như Ba Lan thì cần nhiều nhân công làm ngành mộc. Ngành công nghiệp gỗ ở những đất nước châu Âu này không chỉ phục vụ nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu đi những nước khác. Vì vậy, những đơn hàng tuyển lao động đi xuất khẩu ngành mộc thường rất nhanh có đủ người ứng tuyển.
5 May mặc:
Lao động nữ Việt Nam được các chủ lao động châu Âu đánh giá là chăm chỉ, khéo léo. Việt Nam chúng ta còn nổi tiếng với nền công nghiệp may mặc phát triển do đó các chủ lao động rất thích tuyển lao động nữ làm may có tay nghề tại Việt Nam. Theo đánh giá của những lao động đi trước thì làm may mặc công việc không phải nặng nhọc, mức thu nhập cũng khá đồng thời có cơ hội làm thêm giờ để kiếm thêm thu nhập.
LƯU Ý KHI ĐI XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG SANG BA LAN:
Trong vòng 48 giờ sau khi nhập cảnh Ba Lan, người lao động phải cùng với chủ cho thuê nhà ở đến đăng ký lưu trú tại Cục Nhập cảnh sở tại. Chủ nhà phải trình giấy tờ sở hữu, thuê mướn nhà cửa và hợp đồng thuê nhà giữa hai bên;
Không cần phải nộp visa lao động nhưng phải nộp bản đăng ký tạm trú. Để nộp bản đăng ký tạm trú, chủ nhà và người lao động phải trình diện tại Văn phòng chính quyền sở tại cùng với hộ chiếu và visa lao động.
Xem thêm:
- Đất nước và thị trường lao động Balan
- Xuất khẩu lao động Úc
- Xuất khẩu lao động Hà Lan